Tiếng Việt English
Hotline: (028) 6281 3021
CÔNG TY TNHH ĐIỀN TRANG
HOME
Hotline: (028) 6281 3021

PHÒNG NGỪA BỆNH ĐỐM TRẮNG THANH LONG

BIỆN PHÁP KHUYẾN CÁO BẢO VỆ VÀ PHỤC HỒI VƯỜN THANH LONG BỊ NHIỄM BỆNH ĐỐM TRẮNG TRONG MÙA MƯA

 

Khi phát hiện vườn cây thanh long có dấu hiệu nhiễm nấm bệnh bà con nên áp dụng biện pháp sau đây để khắc phục và tránh lây lan:

Bước 1:

-  Vệ sinh vườn, tạo thông thoáng cho vườn: cắt tỉa cành bệnh, trái bệnh, thu gom tập trung lại một chổ, đào hố, dùng vôi để xử lý. (Không vứt xuống mương, rạch hoặc trong vườn vì sẽ tạo điều kiện cho bệnh lây lan nhanh khó trị).

-  Quản lý chặt nguồn nước: đánh rảnh thoát nước, không cho ứ đọng trên liếp vườn.

Bước 2:

-  Rãi vôi xung quanh gốc để khử mầm bệnh: 400-500 kg/ha (không rãi lên cây).

-  Sau đó, phun các loại thuốc trừ nấm phổ rộng trước khi áp dụng biện pháp sinh học bên dưới 5-7 ngày).

Lưu ý: Trong thời gian cây bị bệnh, hạn chế sử dụng phân hóa học có hàm lượng đạm cao và phân gà tươi. Tăng cường bón phân kali giúp cây kháng bệnh tốt.

Bước 3: Sau khi thực hiện bước 2 được 07 ngày

-  Bón phân hữu cơ vi sinh TRICHOMIX-DT hoặc phân hữu cơ sinh học TRIMIX-N1 (50 kg/bao, liều bón: 1-2 kg/gốc), bón xung quanh gốc và nên tủ cỏ mục, rơm hoặc lấp đất ở gốc để giữ ẩm, bón 2-3 lần liên tục cách nhau 15-20 ngày.

-  Phun men vi sinh siêu đậm đặc TRICHOMIX-DT (liều phun 01 gói 500g/100 lít nước/100 trụ) trên khắp tán cây, thân cây và gốc cây, phun liên tục 4-5 ngày/lần.

 Lưu ý: Nếu vườn cây không bị nhiễm bệnh bà con chỉ áp dụng bước 3.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 



Điều khoản hoạt động | Chinh sách quyền riêng tư | Chính sách xóa tài khoản trên ứng dụng | BCT