Khám phá vòng đời của Muỗi
LOẠI CÔN TRÙNG GÂY BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT VÀ NHIỀU BỆNH NGUY HIỂM KHÁC
Theo thống kê của Bộ Y tế từ đầu năm đến 25/04/2024, cả nước ghi nhận hơn 16.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 1 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm 2023 số trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết giảm 1,6 lần, trong đó có 1 trường hợp tử vong (giảm 5 ca so với cùng kỳ). Trong tuần 17 (22/04/2024 đến ngày 28/04/2024), TP. Hồ Chí Minh cũng ghi nhận 131 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, tăng 1% so với trung bình 4 tuần trước. Tổng số ca sốt xuất huyết tích lũy từ đầu năm 2024 đến tuần 17 là 2.854 ca. Các quận huyện có số ca trên 100.000 bao gồm Quận 1, Quận 7 và TP. Thủ Đức.Trung bình mỗi ngày có từ 30-40 ca mới và 40-50 ca nhập viện tại các bệnh viện trên địa bàn. (theo báo điện tử Bộ Y Tế).
Để có biện pháp phòng trừ muỗi hiệu quả chúng ta cần tìm hiểu về đời sống của loại côn trùng nguy hiểm này. Hiện nay có hơn 3.000 loài muỗi sinh sống trên Trái đất. Các loại muỗi phổ biến muỗi thuộc các chi Aedes, Culex và Anopheles. Mỗi loại đều có đặc điểm riêng và có khả năng truyền các bệnh khác nhau.
Muỗi là loài côn trùng nhỏ biết bay, chúng không những gây phiền toái mà còn rất nguy hiểm. Các bệnh do muỗi truyền giết chết nhiều người trên toàn thế giới hơn bất kỳ sinh vật nào khác: Sốt xuất huyết, sốt rét, virus Zika, sốt vàng da, bệnh sốt Rift Valley, viêm não Murray Valley, sốt Chikungunya, Dirofilaria immitis, viêm não Nhật bản… Bệnh sốt xuất huyết do muỗi vằng (Aedes aegypti) truyền bệnh. Thường đầu mua mưa, ẩm ướt tạo điều kiện cho muỗi sinh đẻ nên bệnh sốt xuất huyết.
Hiểu rõ về vòng đời của muỗi giúp chúng ta có biện pháp phòng chống hiệu quả. Nội dung này sẽ trình bày chi tiết về vòng đời của muỗi gây bệnh sốt xuất huyết. Vòng đời của muỗi gây bệnh sốt xuất huyết trải qua 4 giai đoạn: trứng, ấu trùng (bọ gậy), nhộng và muỗi trưởng thành.
1. Giai đoạn 1: Trứng
- Muỗi cái sau khi hút máu no sẽ tìm nơi thích hợp để đẻ trứng.
- Muỗi chỉ cần một lượng nước nhỏ đẻ đẻ trứng. Tùy loại và điều kiện môi trường trứng sẽ nở trong vòng vài ngày đến vài tháng.Thường muỗi đẻ 50-100 trứng tuy nhiên một số loài có thể đẻ tới 300 trứng cùng một lúc. Muỗi cái đẻ 3-4 lần và có thể 500 trứng trong một vòng đời.
- Trứng muỗi thường được đẻ thành từng mảng trên mặt nước tĩnh lặng, có bóng râm như xô nước, chum vại, bể chứa nước sinh hoạt,…
- Giai đoạn trứng kéo dài từ 2 - 5 ngày, tùy thuộc vào điều kiện môi trường.
2. Giai đoạn 2: Ấu trùng giai đoạn 1 còn được gọi là lăng quăng hoặc bọ gậy
- Sau khi nở từ trứng, ấu trùng muỗi, hay còn gọi là bọ gậy, sẽ phát triển trong nước.
- Bọ gậy có thân hình thon dài, chia thành 3 phần: đầu, ngực và bụng.
- Bọ gậy hô hấp bằng ống thở ở phần ngực.
- Bọ gậy di chuyển bằng cách uốn vặn cơ thể.
- Bọ gậy ăn tảo, vi sinh vật và các chất hữu cơ trong nước.
- Giai đoạn ấu trùng kéo dài từ 5 - 7 ngày, trải qua 4 lần lột xác.
3. Giai đoạn 3: Nhộng
- Sau khi trải qua lần lột xác thứ 4, ấu trùng muỗi sẽ chuyển sang giai đoạn nhộng.
- Nhộng muỗi có hình dạng cong, một đầu to, một đầu nhỏ, không có khả năng di chuyển.
- Nhộng muỗi hô hấp bằng lỗ thở ở phần ngực.
- Giai đoạn nhộng kéo dài từ 2 - 3 ngày.
4. Giai đoạn 4: Muỗi trưởng thành
- Sau khi hoàn thành giai đoạn nhộng, muỗi trưởng thành sẽ chui ra khỏi vỏ và bay lên.
- Hình thái muỗi trưởng thành có kích thước nhỏ, thân hình thon dài, chia thành 3 phần: đầu, ngực và bụng.
- Muỗi có 2 cánh và 3 đôi chân.
- Thời gian sống của muỗi trưởng thành tùy thuộc vào mỗi loài ngắn nhất trong 2 tuần. Mỗi số loài 2-3 tháng và có thể 6 tháng, thường thời gian này muỗi ở trạng thái ngủ đông. Ở vùng Bắc cực, muỗi ngủ đông 2 lần nên thời gian sống kéo dài một năm.
5. Khác biệt muỗi đực và cái
Bảng 1: sự khác biệt giữa muỗi đực và muỗi cái
Muỗi cái | Muỗi Đực |
Kích thước to hơn | Kích thước nhỏ hơn |
Ít râu, râu cảm nhận được nơi có nguồn thức ăn (máu) | Nhiều lông, râu rậm rạp |
Thức ăn: hút máu người và động vật | Thức ăn: hút mật hoa và lá |
Thời gian sống dài hơn muỗi đực, muỗi cái sau khi giao phối 3-4 ngày đẻ trứng và bắt đầu vòng đời mới. | Thời gian sống ngắn hơn. |
6. Phòng chống muỗi
Hiểu rõ về vòng đời của muỗi giúp chúng ta có biện pháp phòng chống hiệu quả như:
- Loại bỏ các vật dụng chứa nước đọng, thay nước thường xuyên
- Sử dụng vợt muỗi, màn, lưới chống muỗi.
- Phun thuốc diệt muỗi định kỳ.
- Sử dụng sản phẩm sinh học diệt lăng quang (ấu trùng muỗi, còn gọi bọ gậy) để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
https://norfolkcountymosquito.org/mosquito-biology/
https://mosquitonix.com/blogs/news/male-vs-female-mosquitoes-whats-the-difference
https://www.dupageforest.org/blog/mosquito-facts
https://www.researchgate.net/figure/Differences-in-the-head-of-male-and-female-anopheline-and-culicine-mosquitoes_fig4_262450744
https://www.eastsidemosquito.com/mosquito-biology
https://www.ecolab.com/pages/common-types-of-mosquitoes
https://www.ecoguardpestmanagement.com/pest-resources/what-are-mosquitoes
https://www.cmmcp.org/mosquito-information/faq/how-long-do-mosquitoes-live https://megacatch.com/mosquito-lifecycle-faqs/#:~:text=Female%20mosquitoes%20can%20lay%20a,life%20cycle%20starts%20over%20again.
Bài viết xem nhiều nhất
-
Tổng quan về tuyến trùng trên thực vật
-
Nấm gây bệnh trên cây hồ tiêu
-
Bọ trĩ (stenchaetothrips biformis) - Côn Trùng Gây Hại Trên Cây Trồng
-
Các hệ thống thủy canh
-
Biện pháp phòng trừ tuyến trùng gây hại trên cây trồng
-
NHỆN ĐỎ (TETRANYCHUS URTICAE)
Bài viết liên quan
-
Neem & Tuyến trùng gây hại
Tuyến trùng là động vật không xương sống, thuộc ngành giun tròn. Kích thước cơ thể tuyến trùng rất nhỏ, nhỏ hơn 1mm chỉ quan sát được dưới kính hiền vi. Lần đầu tiên tuyến trùng.. -
Tuyến trùng trên thanh long - P1
Thanh long là loại cây được trồng phổ biến ở các nước có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm. Ở Việt Nam, loại cây này được trồng nhiều ở các tỉnh phía Nam. -
Tuyến trùng trên thanh long - P3
Neem chứa hoạt chất Azadirachtin, nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy hiệu quả kiểm soát Tuyến Trùng của Neem là trên 70% bởi một số cơ chế sau: làm trứng của Tuyến Trùng không.. -
NHỆN ĐỎ (TETRANYCHUS URTICAE)
Nhện đỏ hình bầu dục, con trưởng thành có 8 chân, kích thước rất nhỏ từ 0,18cm – 0,35mm nên rất khó phát hiện bằng mắt thường. Vòng đời nhện đỏ ngắn, chỉ từ 2-4 tuần, nhưng.. -
Biện pháp phòng trừ tuyến trùng gây hại trên cây trồng
Tuyến trùng thường lây lan từ nguồn đất bổ sung, nước tưới và giống cây trồng đã bị nhiễm. Để phòng ngừa, điều trị tốt truyến trùng gây hại cần phối hợp tốt các biện pháp.. -
Hiệu quả kiểm soát tuyến trùng bằng sản phẩm Điền Trang Nema
Việt Nam là nước sản xuất cà phê lớn thứ hai thế giới sau Brazil và đặc biêt sản lượng cà phê Robusta lớn nhất thế giới. Mỗi năm, hàng triệu tấn cà phê được xuất khẩu đi các..