Tiếng Việt English
Hotline: (028) 6281 3021
CÔNG TY TNHH ĐIỀN TRANG
HOME
Hotline: (028) 6281 3021

Nấm gây bệnh trên cây hồ tiêu

NẤM GÂY BỆNH TRÊN CÂY HỒ TIÊU

I. Giới thiệu


      Hồ tiêu đang là cây trồng có giá trị kinh tế ở Việt Nam, giá tiêu ổn định trong nhiều năm, người trồng có thu nhập cao.

Chính vì vậy, việc mở rộng diện tích và đầu tư thâm canh cho cây hồ tiêu không ngừng tăng lên. Đó cũng là yếu tố góp phần làm các loại dịch hại có điều kiện phát sinh và phát triển.

Năm 2011 2012 2013 2014
Diện tích trồng       55.7                          60.2                             69                              83.8                        

(http://fsiu.mard.gov.vn/data/trongtrot.htm)

      Nghiên cứu trên thế giới phát hiện có 105 loài nấm gây bệnh trên cây tiêu được phân lập từ rễ, thân, lá, đất như Pythium, Puccinia,  Phytophthora, Fusarium, Alternaria, Colletotrichum, Curvularia, Cylindrocarpon, Corticilium, Lasiodiplodia, Rhizoc- tonia, Verticillium, Cladosporium, Acremonium, Aphanoascus, Aureobasidium, Cephaliophora, Cephalosporium, Cercosporina, Fusariella, Haplariopsis, Nadsonia, Exobasidium, Didymostilbe, Haplariopsis…

Trong số đó, có 3 loài nấm hại phổ biến, gây thiệt hại nặng đến năng suất cây hồ tiêu:

Bệnh Tác nhân gây hại         Bộ phận gây hại Mức độ phổ biến        Mức độ gây hại         
Chết nhanh          Phytophthora sp. Khu vực gốc, rễ, lá, gié tiêu, quả         +++ +++
Chết chậm

Fusarium sp.

Tuyến trùng

Rễ +++ +++
Thán thư Colletotrichum sp. Lá, thân, gié tiêu, quả +++ ++

  

 

 

 

 

Ghi chú: +++ rất phổ biến, rất nghiêm trọng; ++ phổ biến, trung bình; +: ít, nhẹ (Nguồn: Nguyễn Tăng Tôn, 2005)

     Ngoài ra, trên cây hồ tiêu còn bị một số bệnh ít phổ biến khác mà tác nhân gây ra là nấm hại như bệnh khô cành – khô trái, bệnh nấm chỉ, bệnh nấm hồng, bệnh thối rễ do mốc trắng, bệnh héo do nấm hạch, bệnh bồ hóng.

 II. Các triệu chứng và nguyên nhân bệnh hại cây hồ tiêu

 1. Bệnh chết nhanh

     a. Triệu chứng:

  Hình 1: - Rễ tiêu thối

             - Thân tiêu dưới gốc biểu hiện các vết nâu đen

             - Lá tiêu đột ngột héo và rụng, lá chuyển màu đen dù vẫn còn treo trên dây

    b. Tác nhân gây bệnh: nấm Phytophthora sp.

 

 Nấm Phytophthora sp. có khả năng tấn công lên tất cả các bộ phận trên cây tiêu như rễ, cổ rễ, lá, dây tiêu, gié và trái

 

2. Bệnh chết chậm

     a. Triệu chứng:

  Hình 7: - Cây tăng trưởng chậm

              - Lá chuyển từ xanh nhạt, úa vàng, lá rụng dần từ dưới tán lá lên cao

              - Rễ bị thối và thâm đen, đôi khi xuất hiện u sưng

 

      b. Tác nhân gây bệnh: nấm Fusarium sp. kết hợp với tuyến trùng gây hại thực vật

3. Bệnh thán thư

     a. Triệu chứng:

      b. Tác nhân gây bệnh: nấm Colletotrichum sp.

Sự khác biệt giữa bệnh cháy lá thán thư với bệnh thiếu kali

     Cháy lá thán thư Cháy lá thiếu kali                                         
Giống                 Cháy đầu lá Cháy đầu lá
Khác Có viền đen, quần vàng xung quanh                            Không có viền đen

4. Một số bệnh khác ít phổ biến

    a. Héo vàng do Fusarium oxyporum, phát hiện trên rễ, thân và lá:

    b. Bệnh khô cành, khô trái do Septobasisium 

    c. Bệnh nấm chỉ do Marasmiellus scandens, Marasmius equicrinis gây bênh trên lá và thân

      d. Bệnh nấm hồng do Corticium salmonicolor gây bệnh        e. Bệnh thối rễ mốc trắng do Rigidoporus microporus gây

       trên Lá, thân, cành, trái                                                     bệnh trên rễ

      d. Bệnh héo do nấm hạch Sclerotium rolfsii

     g. Bệnh bồ hóng Capnodium sp.trên lá

3. Kết luận

    Ngành hồ tiêu Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức và phát triển thiếu bền vững, nhất là diện tích hồ tiêu phát triển quá nhanh, vườn cây được đầu tư thâm canh cao độ, nhiều vườn tiêu bị hủy diệt do sự phá hại của nấm bệnh và sâu hại… gây thiệt hại lớn cho bà con nông dân.

    Cây hồ tiêu rất dễ bị nấm hại tấn công, đặc biệt là 3 loại nấm phổ biến Phytophthora, Fusarium, Colletotrichum có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất của vườn tiêu và chi phí điều trị bệnh rất tốn kém. Do đó, nhà nông cần quản lý bệnh hại trên câyhồ  tiêu bằng biện pháp tổng hợp để phòng trừ bệnh hiệu quả và tạo điều kiện phát triển bền vững ngành hồ tiêu Việt Nam.

    Hiện nay, kỹ thuật canh tác theo hướng hữu cơ sinh học đang là một hướng đi mới nhằm cải tạo môi trường đất trồng trọt, phòng ngừa nấm bệnh và là tiền đề để xây dựng nền canh tác hữu cơ bền vững cho cây hồ tiêu. Ứng dụng vi sinh quản lý nấm bệnh trong trồng trọt  hồ tiêu sẽ giảm thiểu dư lượng thuốc hóa học trong nông sản sau thu hoạch, nâng cao giá thành tiêu Việt Nam trên thị trường quốc tế, đồng thời giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường và không gây hại đến sức khỏe con người.

Tài liệu tham khảo

  1. Diseases and insect pests of  black pepper (Piper nigrum L.), Y R Sarma, Dyah Manohara, T Premkumar, Santhosh J Eapen
  2. hotieuvietnam.vn

                                                                                                       Kỹ sư: Vũ Nguyễn Bảo Châu - Phòng R&D công ty TNHH Điền Trang                                       

 

 



Bài viết xem nhiều nhất

Bài viết liên quan

Điều khoản hoạt động | Chinh sách quyền riêng tư | Chính sách xóa tài khoản trên ứng dụng | BCT