Tiếng Việt English
Hotline: (028) 6281 3021
CÔNG TY TNHH ĐIỀN TRANG
HOME
Hotline: (028) 6281 3021

Nguyên nhân gây bệnh Xơ đen mít và biện pháp phòng trừ sinh học

MỤC LỤC

I. TỔNG QUAN

  1. Tình hình canh tác mít ở Việt Nam
  2. Sản lượng, diện tích và giá mít
  3. Nguồn gốc cây mít

II. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH XƠ ĐEN TRÊN MÍT

  1. Thu mẫu
  2. Khảo sát tỉ lệ mít bị xơ đen
  3. Phân lập vi khuẩn
  4. Định danh
  5. Khảo sát tỉ lệ mít bị xơ đen do vi khuẩn P. stewartii.
  6. Giới thiệu vi khuẩn Pantoea stewartii

III. BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ SINH HỌC

  1. Khảo sát khả năng ức chế vi khuẩn gây bệnh với sản phẩm Neem chito của công ty TNHH Điền Trang
  2. Khả năng đối kháng của Bacillus với vi khuẩn gây xơ đen

IV. KIẾN NGHỊ

V. PHỤ LỤC

VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO

 


 

I. TỔNG QUAN

1. Tình hình canh tác mít ở Việt Nam

Mít là một trong những cây ăn trái được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ký ban hành Quyết định số 4085/QĐ-BNN-TT phê duyệt Đề án Phát triển cây ăn quả chủ lực đến năm 2025 và 2030. Ổn định diện tích khoảng 50 ngàn ha, sản lượng 600-700 ngàn tấn. Các tỉnh sản xuất mít trọng điểm: Tây Nguyên (Lâm Đồng, Đăk Lăk, Đăk Nông, Gia Lai), đông nam Bộ (Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh), đồng bằng sông Cửu Long (Tiền Giang, Vĩnh Long, Long An, Đồng Tháp, Hậu Giang).

Đẩy mạnh bình tuyển, phục tráng các giống mít đặc sản địa phương, chọn tạo, nhập nội, mở rộng các giống mới chất lượng, thuận lợi cho tiêu thụ và chế biến.

Xây dựng hệ thống vườn đầu dòng, đảm bảo cung cấp giống có chất lượng phục vụ sản xuất.

Rải vụ thu hoạch mít theo tỷ lệ diện tích chính vụ 60%, rải vụ 40%.

(https://skhdt.binhdinh.gov.vn/vi/news/quan-ly-dat-dai/phe-duyet-de-an-phat-trien-cay-an-qua-chu-luc-den-nam-2025-va-2030-503.html)

2. Sản lượng, diện tích và giá mít

Cây mít là một trong những cây quan trọng trong việc xóa đói giảm nghèo hiện nay ở Việt Nam nói riêng và một số nước Đông Nam Á nói chung.

Đến năm 2022, cả nước đang trồng gần 60.000ha mít, sản lượng gần 550.000 tấn. Trong 10 tỉnh có diện tích mít đứng đầu cả nước, có 5 tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

 

Dien tich trong Mit
Biểu đồ 1: Diện tích trồng mít tại một số tỉnh, thành của Việt Nam năm 2019 . Đơn vị: ha

 

Xuat khau Mit
Biểu đồ 2: Xuất khẩu mít Thái của Việt Nam từ 2015- 2021. Đơn vị: triệu USD

 

Mít xuất khẩu sang Trung Quốc được phân nhiều loại giá:

Mít loại 1: từ 8-10 kg/trái, da xanh, không bể gai, tròn đều

Mít loại 2: từ 7-9kg/trái, tròn đều, không bể gai.

Mít loại 3: trái từ 5-7kg và trái tròn, ít bể gai. xấu hơn

Mít kem: chia làm hai nhóm, trái lớn như mít loại 1,2,3 nhưng trái chưa lên màu, chưa già, múi có màu vàng kem.

Mít chợ: Mít không đạt, trái nhỏ, trái ẹo và sâu. Giá thu mua mít tại vườn dao động rất lớn tùy theo thời điểm. Thông thường giá từ 15.000 – 25.000 đồng/kg, tại thời điểm khan hàng, giá mít lên đến trên 50.000 – 70.000 đồng/kg. Tuy nhiên, khi vào mùa thu hoạch rộ do lượng cung vượt cầu, giá mít giảm xuống còn 6.000 – 7.000 đồng/kg. Chênh lệch giá giữa loại 1,2,3 khoảng 8.000-10.000 mỗi ký, Mít kem chênh lệch 5.000-6.000 ngàn. Nếu giá mít thấp 10.000-15.000/kg chênh lệch giá loại 1,2,3 thấp hơn khoảng 3.000-5.000/kg.

 

3. Nguồn gốc cây mít

Cây mít  có tên khoa học Artocarpus heterophyllus Lam. thuộc chi Artocarpus là một thành viên của họ dâu tằm (Moraceae) cùng với các chi Ficus, Morus và Machurapamifera thuộc bộ Gai (Urticales) còn gọi là bộ Tầm ma, là một bộ trong lớp thực vật hai lá mằm trong hệ thống phân loại nhóm thực vật có hoa.

Mít được cho là cây trồng kỳ diệu có thể được sử dụng để cứu hàng triệu người khỏi nạn đói hoành hành trên thế giới (Benjamin, 2017). Cây Mít là loại cây ăn quả lớn nhất trong các loại cây do con người đã thuần hóa, quả Mít đạt khối lượng lên tới 50 kg và chiều dài 60 - 90 cm (gần đây có quả 81 kg đã được báo cáo từ Panrutti, Ấn Độ), một cây trưởng thành đậu tới 700 quả mỗi năm, nặng 0,5 đến 50 kg. Năng suất trung bình từ 50 - 80 tấn quả/ha đất trồng (APAARI, 2012).

Nguồn gốc hay khu vực xuất xứ chính xác của mít còn chưa thống nhất trong các tài liệu. Một số tác giả cho rằng Malaysia có thể là trung tâm xuất xứ, trong khi tác giả khác cho rằng Mít là cây bản địa của vùng nhiệt đới châu Á Tuy nhiên, đa số các tác giả cho rằng Mit có nguồn gốc từ những cánh rừng mưa ở Tây Ghats của Ấn Độ. Sau đó nó được di thực lan rộng sang các nước láng giềng Nam Á, Đông Nam Á (Myanmar, Việt Nam, Campuchia, Lào, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines), Nam Trung Quốc.

Ở Việt Nam cây Mít đã được trồng trên khắp mọi miền đất nước từ Bắc vào Nam, diện tích nhiều tập trung ở vùng Đông Nam Bộ như Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai. Theo truyền thống, mít chủ yếu được trong trong vườn hộ gia đình, trong thành rừng hoặc trang trại (Mai Van Tri, 2015). Đến nay các tỉnh miền Tây Nam Bộ cũng đã phát triển mạnh như Vĩnh Long, Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, Hậu Giang, Cần Thơ…

Giá mít xuất khẩu Trung quốc chênh lệch giữa các loại giảm từ 5000-10000/kg. Nhưng để trồng được mít nhất và mít nhì các nhà nông cần phải quản lý dịch bệnh và có kinh nghiệm và kỹ thuật canh tác tốt. Đặc biệt vào mùa mưa sâu và dịch bệnh thường lan nhanh. Bệnh nghiêm trọng nhất gây giảm chất lượng và giảm giá mít gặp phải hiện nay là bệnh xơ đen. Do đó nhóm nghiên cứu công ty Điền Trang thực hiện đề tài “ NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH XƠ ĐEN MÍT VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG  TRỪ SINH HỌC”. Hy vọng kết quả giúp bà con nông dân giảm được tỉ lệ mít xơ đen, tăng chất lượng và được giá sau khi thu hoạch.

 

II. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH XƠ ĐEN TRÊN MÍT

 

1. Thu mẫu

Phòng thí nghiệm Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Điền Trang tiến hành thu mẫu từ 6 tỉnh trồng mít: Tây Ninh, Long An, Tiền Giang, Bà Rịa Vũng Tàu, Đắk Nông, Bình Phước. Mẫu được thu ngẫu nhiên.

Mẫu mùa nắng được thu từ tháng 4 đến tháng 6. Mùa mua được thu từ tháng 7-tháng 12 năm 2021.

2. Khảo sát tỉ lệ mít bị xơ đen

Mít được thu từ tháng 4- tháng 6 mùa nắng và tháng 7- tháng 12 mùa mưa sẽ được cắt ra xem bị xơ đen. Đo đường kính, chiều dài  trái. Đo khối lượng và đường kính cuống. Ghi nhận sự nở trái. Lập bảng thống kê tỉ lệ xơ đen.

Sau khi khảo sát 5 vùng với tổng số lượng mít thu được là 512 trái. Tỉ lệ mít xơ đen ở tỉnh Tiền Giang, Long An, Bà Rịa Vũng Tàu, Đak Nông là 0%. Đối với tình Tây Ninh tỉ lệ xơ đen là 22%. Tỉ lệ xơ đen này trong mùa khô tương đối phù hợp với các nghiên cứu khác, tỉ lệ dao động từ 20-30%. Nhưng do số lượng mít vùng Tây Ninh ít chỉ 9 trái nên tỉ lệ 22% bệnh là cao đối với vùng. Số lượng mít thu nhiều thì tỉ lệ xơ đen sẽ giảm xuống thấp tương ứng với tỉ lệ trung bình tất cả các vùng. Tỉ lệ xơ đen trung bình tất cả các tỉnh là 0,58%.

 

Bang 1
Bảng 1: Tỉ lệ mít xơ đen ở các tỉnh

 

3. Phân lập vi khuẩn

Mẫu sau khi thu tiến hành đưa về Phòng thí nghiệm. Trái mít sẽ được cắt ra để kiểm tra mít bị xơ đen hay không, để xác định tỉ lệ mít xơ đen. Mẫu bị xơ đen sẽ tiến hành phân lập vi khuẩn theo Endang và cộng sự (Endang, 2000).

Kết quả 32 mẫu mít  xơ đen đã được thu. Phân lập được 28 chủng vi khuẩn màu vàng. Bảng mô tả khuẩn lạc và tế bào ở phụ lục 1. Từ 28 chủng chọn lọc ra những khuẩn lạc và tế bào khác nhau, tiến hành các thí nghiệm tiếp theo.

 

Khuan lac
Hình 1:  Khuẩn lạc và tế bào  vi khuẩn DTP11                                                           Hình 2: Khuẩn khuẩn lạc và tế bào  DTP91 

 

4. Định danh

Mẫu được định danh sinh hóa bằng bộ kit sinh hóa IDS 14 GNR vi khuẩn Gram âm của công ty Nam Khoa. Kết quả sinh hóa được so sánh với sinh hóa của vi sinh vật trên web: https://www.biomerieux.com/

Kết quả định danh sinh hóa ta có được 2 chủng DTP11 và DTP91 có sinh hóa tương đồng với sinh hóa của P.stewartii đến 100%.

 

Bang 2 sinh hoa
Bảng 2: Sinh hóa 3 chủng vi khuẩn DTP11, DTP53 và DTP91

 

Ghi chú: OXI: thử nghiệm oxidase. GLU: lên men glucose. NIT: Khử nitrate thành nitrite. ONPG: thủy phân O-nitrophenyl-β-D-galactopyranoside. URE: sinh urease. PAD: Phenyl alanine Deaminase. CIT: Sử dụng citrate. ESC: thủy phân esculine. H2S: Sinh hydrosulfite. IND: Sinh indol. VP: Voges-Proskauer. MLO: Sử dụng Malonate. LDC: thử nghiệm Lysin decarboxylase. MOB: thử nghiệm di động. CAT: thử nghiệm catalase.

Mẫu định danh phân tử tại công ty Nam Khoa. Kết quả giải trình tự được blast trên NCBI.

Kết quả định danh phân tử 2 chủng vi khuẩn DTP11 và DTP91 tương đồng với P.stewartii lần lượt là 98,21% và 97,31%. Trình tự  và kết quả định danh ở phụ lục.

Kết quả định danh vi khuẩn gây bệnh xơ đen mít phù hợp với kết quả của định danh của nhiều tác giả trên thế giới như Nuraizat (Nuraizat, 2020), Ruben (Ruben, 2014). Đã định danh được chủng vi khuẩn gây bệnh xơ đen trên mít là P.stewartii.

5. Khảo sát tỷ lệ mít bị sơ đen do vi khuẩn P. stewartii

32 mẫu mít bị xơ đen được thu vào tháng 4 năm 2021. Cắt ra kiểm tra và chụp hình xơ đen. Tiến hành phân lập vi khuẩn trên mẫu mít bị xơ đen theo phương pháp của Endang và cộng sự (Endang, 2000).

Kết quả tỉ lệ mẫu xơ đen có chứa vi khuẩn P. stewartii rất cao, đến 87,5%. Kết quả này thấp hơn kết quả của Nuraizat (2020), có tỉ lệ vi khuẩn P. stewartii là 100%.

 

bang 3
Bảng 3: Tỉ lệ mít xơ đen do vi khuẩn P.stewartii

6. Giới thiệu vi khuẩn Pantoea stewartii

Vi khuẩn này là một loại vi khuẩn hiếu khí, Gram âm, sắc tố màu vàng, tạo chất nhầy, không hình thành bào tử, hình que kích thước 0,4-0,8 x 0,9-2,2 µm. Một số chủng phát triển ở 4°C, một số ở 37°C. Khuẩn lạc trên thạch nấm men-dextrose-canxi cacbonat có màu vàng và lồi. Khuẩn lạc trên thạch nutrient dextrose có màu vàng kem đến vàng cam. Pantoea stewartii tạo ra các polysaccharide ngoại bào có liên quan đến khả năng gây bệnh, tức là độc lực (Bradbury, 1967 ; Pepper, 1967). https://www.cabi.org/isc/datasheet/21939

Pantoea stewartii được ghi nhận gây bệnh cháy lá và héo trên bắp. Và gây bệnh xơ đen trên mít.

Pantoea stewartii
                     Hình 3: Khuẩn lạc  Pantoea stewartii                                                                        Hình 4: Tế bào Pantoea stewartii
Pantoea stewartii
Hình 5: Pantoea stewartii gây bệnh trên bắp                                                                  Hình 6: Pantoea stewartii gây bệnh xơ đen

Vi khuẩn Pantoea stewartii gây bệnh xơ đen trên mít xâm nhập vào trái theo nước mưa bằng hai con đường: vi khuẩn theo nước mưa đi vào nướm hoa cái mở ra nhận phấn. Vi khuẩn phát triển trong bầu noãn làm cho múi không thụ tinh và hạt bị lép, hư chuyển qua màu đen.  Con đường thứ hai là qua khe hở, lõm giữa các múi mít. Vị trí này thường giữ nước, ẩm.

 

III. BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ SINH HỌC

1. Neem chito ức chế vi khuẩn gây bệnh xơ đen P.stewartic

Vi khuẩn gây bệnh được làm thuần và tiến hành thử nghiệm. Thí nghiệm được thực hiện bằng phương pháp đặt giấy lọc. Vi khuẩn đã được hoạt hóa trãi trên môi trường nutrient agar (vi khuẩn có mật số 108 cfu/ml). Giấy lọc chứa dịch sản phẩm neem chitosan pha với nồng độ 1, 2, 3, 5 ml/1 lít nước cất khử trùng, được đặt ở giữa đĩa vi khuẩn đã trãi. Thí nghiệm được lập lại 3 lần. Sự ức chế được thể hiện qua đường kính vòng vô khuẩn quanh giấy lọc.

Sản phẩm Neem Chito đã không ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Nồng độ neem chito trong thí nghiệm tối đa là 1ml- 5ml/ 1 lít nước. Vậy nồng độ chitosan là 0,02-0,1%. Kết quả ức chế vi khuẩn không có hiệu quả có thể do nồng độ  chitosan này chưa đến nồng độ ức chế của vi khuẩn P.stewartii. Một số nghiên cứu kiểm soát của chitosan đối với vi khuẩn là 0,5%-10% chitosan. (Fernandes, 2010; Ali Taheri, 2013).

Neem Chito
Hình 7:  Neem chito kiểm soát vi khuẩn P.stewartii : a. đĩa Neem chito và DTP11, b. đĩa Neem chito và DTP91

 

2. Đối kháng của Bacillus với vi khuẩn gây xơ đen P.stewartic

Bang 4 Bacillus vs P.stewartii
Bảng 4: Kết quả đối kháng Bacillus với vi khuẩn P.stewartii
Bacillus và vi khuẩn P.stewartii DTP11 và DTP91
Hình 8: Đối kháng giữa Bacillus và vi khuẩn P.stewartii DTP11 và DTP91

 

Kết quả thu được 11 chủng Bacillus có thể đối kháng với P.stewartii. Trong đó chủng DTB91 kiểm soát tốt nhất, đường kính vòng vô khuẩn 6 và 6,75 mm đối với DTP11 và DTP91. Kết quả này thấp hơn  kết quả của Vinodhini và  Kannan (2019), Bacillus subtilis tạo ra đường kính vô khuẩn với P.stewartii đến 8,66 mm.

*Để có hiệu quả cao trong việc hạn chế xơ đen trên mít, các nhà nông nên kết hợp các phương pháp và kỷ thuật chanh tác:

1. Thiết kế vườn thông thoáng, tỉa cành tỉa trái.

2. Bón phân hợp lý cân đối, không bón nhiều đạm, tăng cường bón trung vi lượng có Ca B

3. Mái che mưa tránh nước mưa tiếp xúc với hoa cái đang nhận phấn.

4. Không lấy trái bói 4. Không để trái dưới 70cm

5. Tuyển trái, loại bỏ trái có dấu hiệu bị xơ đen từ nhỏ.

6. Phun thuốc ngừa sâu bệnh.

 

IV. KIẾN NGHỊ

Khảo sát khả năng đổi kháng của xạ khuẩn Streptomyces với vi khuẩn Pantoea stewartii.

Ứng dụng sản phẩm sản phẩm Neemchito và men vi sinh Đien trang Tricho cung cấp Bacillus sp ngăn ngừa bệnh xơ đên trên mít.

 

V. PHỤ LỤC

1. Kết quả giải trình tự chủng và định danh  DTP11

1.1. Kết quả giải trình tự DTP11

AGCTTGCTCTTTGGGTGGCGAGTGGCGGACGGGTGAGTAATGTCTGGGAAACTGCCCGATGGAGGGGGATAACTACTG

GAAACGGTAGCTAATACCGCATAACGTCGCAAGACCAAAGTGGGGGACCTTCGGGCCTCACACCATCGGATGTGCCCAG

ATGGGATTAGCTAGTAGGTGGGGTAATGGCTCACCTAGGCGACGATCCCTAGCTGGTCTGAGAGGATGACCAGCCACAC

TGGAACTGAGACACGGTCCAGACTCCTACGGGAGGCAGCAGTGGGGAATATTGCACAATGGGCGCAAGCCTGATGCAG

CCATGCCGCGTGTATGAAGAAGGCCTTCGGGTTGTAAAGTACTTTCAGCGGGGAGGAAGGCGGTGAGGTTAATAACCTC

GCCGATTGACGTTACCCGCAGAAGAAGCACCGGCTAACTCCGTGCCAGCAGCCGCGGTAATACGGAGGGTGCAAGCGT

TAATCGGAATTACTGGGCGTAAAGCGCACGCAGGCGGTCTGTTAAGTCAGATGTGAAATCCCCGGGCTTAACCTGGGAA

CTGCATTTGAAACTGGCAGGCTTGAGTCTCGTAGAGGGGGGTAGAATTCCAGGTGTAGCGGTGAAATGCGTAGAGATCT

GGAGGAATACCGGTGGCGAAGGCGGCCCCCTGGACGAAGACTGACGCTCAGGTGCGAAAGCGTGGGGAGCAAACAG

GATTAGATACCCTGGTAGTCCACGCCGTAAACGATGTCGACTTGGGAGGTTGTGCCCTTGAGGCGTGGCTTCCGGAGCT

AACGCGTTAAGTCGACCGCCTGGGGAGTACGGCCGCAAGGTTAAAACTCAAATGAATTGACGGGGGCCCGCACAAGCG

GTGGAGCATGTGGTTTAATTCGATGCAACGCGAAGAACCTTACCTGGCCTTGACATCCAGAGAACTTAGCAGAGATGCTT

TGGTGCCTTCGGGAACTCTGAGACAGGTGCTGCATGGCTGTCGTCAGCTCGTGTTGTGAAATGTTGGGTTAAGTCCCGC

AACGAGCGCAACCCTTATCCTTTGTTGCCAGCGGCTCGGCCGGGAACTCAAAGGAGACTGCCGGTGATAAACCGGAGG

AAGGTGGGGATGACGTCAAGTCATCATGGCCCTTACGGCCAGGGCTACACACGTGCTACAATGGCGCATACAAAGAGAA

GCGACCTCGCGAGAGCAAGCGGACCTCATAAAGTGCGTCGTAGTCCGGATTGGAGTCTGCAACTCGACTCCATGAAGTC

GGAATCGCTAGTAATCGTAGATCAGAATGCTACGGTGAATACGTTCCCGGGCCTTGTACACACCGCCCGTCACACCATGG

GAGTGGGTTGCAAAAGAAGTAGGTAGCTTAACCTTCGGGAGGGCGCTTACCACTTTGTGATTCATGA

 

1.2. Kết quả định danh chủng DTP11

 

Ket Qua 01

 

1.2. Kết quả giải trình tự và định danh chủng  DTB91

GCCCTCCCGAAGGTTAAGCTACCTACTTCTTTTGCAACCCACTCCCATGGTGTGACGGGCGGTGTGTACAAGGCCCGGG

AACGTATTCACCGTAGCATTCTGATCTACGATTACTAGCGATTCCGACTTCATGGAGTCGAGTTGCAGACTCCAATCCGGA

CTACGACGCACTTTATGAGGTCCGCTTGCTCTCGCGAGGTCGCTTCTCTTTGTATGCGCCATTGTAGCACGTGTGTAGCC

CTGGCCGTAAGGGCCATGATGACTTGACGTCATCCCCACCTTCCTCCGGTTTATCACCGGCAGTCTCCTTTGAGTTCCCG

GCCGAGCCGCTGGCAACAAAGGATAAGGGTTGCGCTCGTTGCGGGACTTAACCCAACATTTCACAACACGAGCTGACGA

CAGCCATGCAGCACCTGTCTCAGAGTTCCCGAAGGCACCAAAGCATCTCTGCTAAGTTCTCTGGATGTCAAGGCCAGGTA

AGGTTCTTCGCGTTGCATCGAATTAAACCACATGCTCCACCGCTTGTGCGGGCCCCCGTCAATTCATTGAGTTTTAAC

 

2.2. Kết quả định danh chủng DTP91

 

Ket Qua 2

 

VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ali Taheri. 2013. Antimicrobial and Antifungal Effects of Acid and Water-Soluble Chitosan Extracted from Indian Shrimp (Fenneropenaeus indicus) Shell. J Fasa Univ Med Sci 2013, 3(1): 49-55.

Endang Mugiastuti, Suprayogi, Nur Prihatiningsih, Loekas Soesanto. 2000. Short Communication: Isolation and characterization of the endophytic bacteria, and their potential as maize diseases control. BIODIVERSITAS. Volume 21, Number 5, May 2020, Pages: 1809-1815

Fernandes, João C., Freni K. Tavaria, Susana C. Fonseca, Óscar S. Ramos, Manuela E. Pintado, and F. Xavier Malcata. In Vitro Screening for Antimicrobial Activity of Chitosans and Chitooligosaccharides, Aiming at Potential Uses in Functional Textiles. J. Microbiol. Biotechnol. (2010), 20(2), 311–318

Fernandes, João C., Freni K. Tavaria, Susana C. Fonseca, Óscar S. Ramos, Manuela E. Pintado, and F. Xavier Malcata. 2010. In Vitro Screening for Antimicrobial Activity of Chitosans and Chitooligosaccharides, Aiming at Potential Uses in Functional Textiles. J. Microbiol. Biotechnol. (2010), 20(2), 311–318

Ke Xing, Xiao Zhu, Xue Peng, Sheng Qin. 2015. Chitosan antimicrobial and eliciting properties for pest control in agriculture: a review. Agron. Sustain. Dev. (2015) 35:569–588.

Li B., Wang G. L., Wu Z.Y. 2009. First Report of Bacterial Head Rot of Broccoli Caused by Pseudomonas fluorescens in China. Plant disease 2009, 93, p: 1219.

Lê Trí Nhân, Trần Thị Doãn Xuân, Trần Sỹ Hiếu và Trần Văn Hâu . 2016. Đặc điểm ra hoa, phát triển trái và thời điểm xuất hiện hiện tượng xơ đen mít Thái siêu sớm (Artocarpus heterophyllus Lam) tại quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ. Nông nghiệp (2016)(3): 79-87.

Lê Văn Bé, Nguyễn Thành Nhân, Trương Hoàng Ninh, Nguyễn Xuân Linh. 2017. Nghiên cứu nguyên nhân gây ra bệnh xơ đen trên mít Chiang rai (Artocarpus heterophyllus Lam.) và bước đầu đề ra biện pháp khắc phục. Hội thảo khoa học Sinh lý thực vật toàn quốc - Sinh lý thực vật ứng dụng trong nông nghiệp công nghệ cao, lần 2 năm 2017, ngày 8-9 tháng 12 năm  2017.

Nuraizat Abidin, Dzarifah Zulperi, Siti Izera Ismail, Mohd Termizi Yusof, Noor Wahida Ismail-Suhaimy, Daljit Singh Karam and Mansor Hakiman. 2018. Diagnostic Approach and Genetic Diversity of Jackfruit Bronzing Bacterium in Malaysia.  Asian J. Plant Pathol, 12 (1): 46-55, 2018.

Nuraizat Abidin, Siti Izera Ismail1, Ganesan Vadamalai1, Mohd Termizi Yusof, Mansor Hakiman, Daljit Singh Karam4, Noor Wahida Ismail-Suhaimy1, Rohaya Ibrahim, Dzarifah Zulperi. Genetic diversity of Pantoea stewartii subspecies stewartii causing jackfruit-bronzing disease in Malaysia. PLOS ONE. https://doi.org/10.1371/journal.pone.0234350 June 12, 2020.

Ruben M. Gapasin, Garcia, R. P., Christine T. Advincula, De la Cruz, C.S. and Lucia M. Borines. 2014. Fruit Bronzing, a New Disease Affecting Jackfruit Caused by (Smith) Mergaert Pantoea stewartii et al.. Annals of Tropical Research 36[1]:17-31(2014).

Rohaya Ibrahim  & Noor Wahida Ismail-Suhaimy  & Tan Shu-Qing & Siti Izera Ismail & Nuraizat Abidin & Mansor Hakiman & Daljit Singh Karam & Muhammad Saiful Ahmad-Hamdani & Mohd Termizi Yusof & Dzarifah Zulperi. 2019. Molecular characterization and phylogenetic analysis of Pantoea stewartii subspecies  stewartii causing bronzing disease of jackfruit in Malaysia based on cps and hrp gene sequences. Journal of Plant Pathology. 2019, 08, 08.

Vinodhini J. and  Kannan R. 2019. Antibacterial Activity of Antagonists, Botanical and Chemical against Pantoea stewartii sub sp. Indolegenes Causing Bacterial Leaf Blight of Rice. Int.J.Curr.Microbiol.App.Sci (2019) 8(8): 1882-1889.



Bài viết xem nhiều nhất

Bài viết liên quan

Điều khoản hoạt động | Chinh sách quyền riêng tư | Chính sách xóa tài khoản trên ứng dụng | BCT