Tiếng Việt English
Hotline: (028) 6281 3021
CÔNG TY TNHH ĐIỀN TRANG
HOME
Hotline: (028) 6281 3021

BIỆN PHÁP CANH TÁC CÂY SẦU RIÊNG TRONG MÙA HẠN MẶN

BIỆN PHÁP CANH TÁC CÂY SẦU RIÊNG TRONG MÙA HẠN MẶN 

1. Tình hình xâm nhiễm mặn hiện nay:

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp tình hình mặn xâm nhập mùa khô năm 2019-2020 có nguy cơ khốc liệt hơn năm cực đoan 2015-2016 vì toàn bộ thượng nguồn sông Mekong năm nay thiếu 65% tổng lượng mưa, trong đó đoạn từ Trung Quốc tới Nam Lào giảm 50% lượng mưa so với năm trước.Theo quan trắc, hiện trên sông Tiền độ mặn 2,9‰ đã tiến sâu vào cù lao Ngũ Hiệp (Tiền Giang), cách biển 81km. Riêng sông Vàm Cỏ, độ mặn 7,6‰ đã vào đến TP Tân An (Long An), cách cửa biển 75km. Còn tại khu vực sông Hậu, nước mặn cũng đã xâm nhập tới Cần Thơ - điều chưa từng xảy ra. Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Cục trưởng Cục Quản lý công trình (Tổng cục Thủy lợi), cho biết: dự báo xâm nhập mặn sẽ tác động đến 10/13 tỉnh với tổng cộng 71 huyện, thị xã, thành phố trực thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Tổng diện tích tự nhiên thuộc vùng ảnh hưởng của xâm nhập mặn khoảng gần 1.900.000 ha (không bao gồm các khu vực đã có công trình thủy lợi kiểm soát xâm nhập mặn), cao hơn vùng ảnh hưởng của xâm nhập mặn lịch sử năm 2016 khoảng gần 50.000 ha. (Nguồn: Viện Quy Hoạch Thủy Lợi)

 

Hạn mặn 2020

Hình 1: Bản đồ thống kê độ mặn () cao nhất từ 07/02/2020 - 17/02/2020. Ảnh: Nguyễn Phước Tuyên

2. Ngưỡng chịu đựng hạn mặn của cây ăn trái:

Ngưỡng mặn

Nhóm cây

Loại cây

0,5 - 1

Mẫn cảm

Sầu riêng, chôm chôm, măng cụt, bơ, chuối, nhãn, đu đủ

1 - 2

Chịu mặn trung bình

Cây có múi, ổi, vú sữa

3 - 4

Chịu mặn khá

Mít, xoài, mãng cầu

5 - 6

Chịu mặn tốt

Dừa, sapô, me

(Nguồn: Chi cục TT & BVTV Vĩnh Long trích Viện CAQ Miền Nam ngày 02/01/2020)

Sầu riêng là loại cây ăn trái thuộc nhóm rất mẫn cảm với điều kiện mặn. Đối với cây sầu riêng khi bị nhiễm mặn, rễ cây không thể hút được nước, dinh dưỡng, các quá trình sinh lý trong cây bị rối loạn, sinh trưởng của cây bị ức chế, trường hợp nặng, vượt quá khả năng chịu đựng, cây sẽ bị “sốc mặn”, cháy rễ, héo lá hàng loạt, cháy lá, rụng lá, rụng bông, rụng trái non, nếu không xử lý kịp thời có thể làm cho cây bị chết.

Sau rieng Han Man

Hình 2: Cây Sầu riêng bị ảnh hưởng hạn mặn năm 2020 tại Tiền Giang

3. Biện pháp canh tác trong điều kiện hạn mặn:

  • Thường xuyên cập nhật thông tin tình hình xâm nhập mặn trên các trang thông tin điện tử, Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam: http://www.siwrr.org.vn  hoặc thông báo từ chính quyền địa phương.

 

Do han Man

Hình 3: Thạc sỹ Trần Văn Khánh – Giám Đốc Kỹ Thuật Công ty TNHH Điền Trang hướng dẫn nhà vườn kiểm tra độ mặn nguồn nước tưới trong vườn

 

  • Trước khi tưới nước cho vườn cần kiểm tra độ nhiễm mặn của nước bằng dụng cụ đo chuyên dụng. Đối với cây sầu riêng hạn chế tưới khi nước nhiễm mặn trên 0,2 - 0,4‰ và tuyệt đối không được tưới khi nước nhiễm mặn trên 0,4‰. (Nguồn thông tin từ UBND xã Long Trung, Cai Lậy, Tiền Giang)
  • Nếu độ mặn dưới ngưỡng cho phép thì nên tưới đẫm cho cây, đồng thời tính toán các biện pháp tích trữ nước trong vườn.
  • Thiết lập hệ thống tưới tiết kiệm, bét phun để tiết kiệm nước và sử dụng nước hiệu quả trong vườn
  • Tủ gốc, đậy gốc bằng cỏ khô, rơm rạ, lục bình ... trong mô và vườn để giữ ẩm trong đất, kéo dài thời gian tưới cây, hạn chế sốc nhiệt gây ảnh hưởng cây.
  • Không nên xử lý cây ra hoa trong giai đoạn hạn mặn nếu nguồn nước tưới không đảm bảo cung cấp đầy đủ giai đoạn đậu trái. Quản lý lượng bông hoặc trái vừa phải để cây đủ sức chống chịu điều kiện khắc nghiệt.
  • Khi nguồn nước được phép sử dụng và giai đoạn cây cần cung cấp phân: Chủ động bón Phân Hữu cơ Vi Sinh, Sinh Học có bổ sung chất ĐIỀU HÒA ĐỘ ẨM VÀ GIỮ ẨM PLUS+ để tăng khả năng giữ ẩm cho đất, tăng sức chịu đựng và kéo dài thời gian chịu đựng cho cây.
  • Tốt nhất cần chủ động cung cấp dinh dưỡng hợp lý trước khi mùa hạn mặn bắt đầu.

 

Bo san pham Sau Rieng

Hình 4: Nhà vườn ở ấp Mỹ Lợi, Mỹ Long, Cai Lậy, Tiền Giang chia sẻ quy trình sử dụng bộ sản phẩm chuyên dùng trên cây Sầu Riêng.

https://www.youtube.com/watch?v=554yTvt35dc

4. Biện pháp phục hồi cây sau hạn mặn:

  • Sử dụng nguồn nước ngọt để tưới nhằm rửa trôi lượng muối đã tích tụ trong đất, đồng thời bón vôi, lân, kali, phân hữu cơ, hữu cơ vi sinh, sinh học.
  • Tưới bộ dưỡng rễ và nấm đối kháng Trichoderma để phục hồi và bảo vệ bộ rễ bị tổn thương.
  • Phun phân bón lá chứa vi lượng, silic, magie, canxi, kali và hoạt chất Brassinosteroid để tăng sức đề kháng cho cây.
  • Trên chân đất nhiễm mặn và có phèn bón vôi nung CaO, không nên bón các loại phân chua như super Lân, DAP, KCl sẽ làm đất càng chua thêm.

PHÒNG NGỪA TỐT – KHẮC PHỤC NHANH – HIỆU QUẢ CAO



Điều khoản hoạt động | Chinh sách quyền riêng tư | Chính sách xóa tài khoản trên ứng dụng | BCT