ĐẤT CHUA LÀ GÌ? TẠI SAO ĐẤT BỊ CHUA?
- Mỗi năm hè về, nhà nhà cùng nhau thưởng thức các loại trái cây vùng nhiệt đới như sầu riêng, mít, xoài, chôm chôm…. Nhưng bạn biết không, điều gì đã làm nên độ béo ngọt của sầu riêng, độ thanh ngọt của mít hay độ chua chua của xoài cũng như các loại hoa quả, rau củ khác? Chắc chắn đó là sự phối chặt chẽ đến hoàn hảo của cây và đất.
- Đất, dưới góc nhìn đơn thuần, chỉ là giá thể để cây bám trụ. Nhưng sâu xa hơn, đất là ngôi nhà nuôi dưỡng cho cây sinh trưởng và phát triển. Đất cung cấp các nhu cầu thiết yếu cho cây như nước, chất dinh dưỡng, oxy, ... Tùy vào đặc điểm của từng vùng, đất sẽ mang những tính chất riêng biệt. Khác với những vùng đất màu mỡ trù phú, đất chua ẩn chứa nhiều thách thức và rủi ro trong quá trình canh tác nông nghiệp, là mối quan tâm hàng đầu của các nhà vườn.
1. Như vậy đất chua là gì và độ pH có tầm quan trọng như thế nào với cây trồng?
- Khi cắm thiết bị đo pH xuống đất, bạn thấy hiển thị pH dưới 7, chỉ số đó nói lên đất đang bị chua. Độ pH của đất là thước đo độ chua, được biểu thị trên thang điểm từ 0 đến 7. Giá trị pH càng thấp thì đất càng chua.
- Độ chua của đất được chia thành các ngưỡng: pH từ 6.2-7 đất thuộc ngưỡng chua nhẹ đến trung tính, từ 5.3 - 6.1 thuộc ngưỡng đất chua vừa đến chua, từ 3.4 - 5.2 thuộc ngưỡng đất chua đến rất chua, và pH dưới 3.3 thuộc đất siêu chua.
Hình 1. Các mức pH ảnh hưởng đến độ chua của đất.
2. Tại sao đất lại bị chua?
Độ chua của đất có thể bị ảnh hưởng bởi khí hậu và cấu tạo của đất. Ngày nay, phần lớn đất chua là do các hoạt động nông nghiệp để đạt năng suất cao. Quá trình acid hóa đất xảy ra do nồng độ ion H+ trong đất tăng lên. Chúng ta hãy xem xét năm nguyên nhân gây ra độ chua của đất:
- Đầu tiên là Các thành phần cấu tạo nên đất có tính acid. Độ pH của đất vốn bị ảnh hưởng bởi các thành phần cấu tạo của đất. Các khoáng chất trong đất góp phần tạo nên tình trạng của đất - hàm lượng acid trong thành phần đất càng cao thì đất càng chua.
- Nguyên nhân thứ 2 là Tưới nước quá mức hoặc lượng mưa lớn. Khi đất tiếp xúc với lượng nước lớn trong thời gian ngắn, độ chua có thể hình thành. Nguyên nhân là do lượng mưa hay do tưới quá nhiều nước, sẽ rửa trôi các chất dinh dưỡng quan trọng ra khỏi lớp đất mặt, bao gồm cả các chất có tính kiềm như magie, kali, natri và canxi. Trong khi H+ được giữ lại đất chặt hơn và sự tích lũy nhiều ion H+ lâu ngày như vậy sẽ làm cho độ pH giảm xuống và đất trở nên chua.
- Nguyên nhân thứ 3 là Tích tụ chất hữu cơ chưa hoai mục. Khi chất hữu cơ chưa hoai mục sẽ giải phóng quá trình phân hủy carbon dioxide (CO2), tạo ra acid carbonic (H2CO3). Khi acid trong đất tăng lên thì mức độ ion H+ cũng tăng theo làm cho đất chua.
- Nguyên nhân thứ 4 là sự mất cân bằng các ion từ cây. Cây trồng có nhiệm vụ cân bằng các nguyên tố acid (anion H+) và các nguyên tố bazơ (cation OH-) trong đất. Trên thực tế, thực vật hấp thụ nhiều cation (OH-) hơn, thay vì cày xới và trả chúng lại vào đất sau khi thu hoạch, chúng ta lại vứt chúng đi, làm thiếu hụt lượng OH- ,gây ra sự mất cân bằng điện và tồn dư các anion (H+) lại đất làm đất chua.
Bốn nguyên nhân trên sẽ làm đất chua diễn ra từ từ. Và nguyên nhân hàng đầu làm đất gia tăng độ chua nhanh là
- Bón quá nhiều phân có hàm lượng đạm (nitơ) cao. Nitơ là một chất dinh dưỡng đa lượng thiết yếu được sử dụng cho cây trồng, nếu bạn sử dụng quá nhiều thì không tốt. Một số phân đạm có chứa amon, sẽ được chuyển hóa thành nitrat trong đất. Quá trình chuyển này làm giải phóng ion H+, từ đó làm tăng độ chua của đất.
- Bên cạnh đó, nitrat bị rửa trôi cũng làm đất chua. Khi nitrat (NO3-), được thực vật hấp thụ sẽ giải phóng ra OH- và sau đó, OH- sẽ liên kết với H+ trong đất để tạo thành nước. Nếu thực vật không hấp thụ NO3- thì sẽ không thể giải phóng ra OH- để kết hợp với H+ à gây chua đất.
Hình 2. Sơ đồ mô tả khả năng hấp thụ các loại phân bón khác nhau của cây trồng.
3. Đất chua có lợi cho sự phát triển của cây không?
Đất chua không có lợi cho sự phát triển của cây. Các quá trình sinh học cho sự phát triển của cây trồng bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi pH thấp. Để có cái nhìn sâu hơn về tác động đất chua đến cây trồng, chúng ta theo dõi những thay đổi của đất và cây trồng ở từng mức độ pH đất cụ thể:
- Khi pH ở mức 6, đây là độ pH tối ưu cho hầu hết các loại cây trồng phát triển. Không những thuận lợi cho cây trồng, mà đây cũng là pH lý tưởng cho các sinh vật và vi sinh vật có lợi sinh trưởng.
- Tại pH 5.5 là điểm cân bằng các chất dinh dưỡng chính và nguyên tố vi lượng có sẵn cho sự hấp thu của cây trồng.
- Với pH 5, đất mang tính chua vừa phải, cây hấp thu kém dẫn đến lá xỉn màu và cây còi cọc.
- pH xuống thấp hơn nữa, đất mang tính chua mạnh, kéo theo hàng loạt các tác động xấu đến cây và đất. Cụ thể ở pH 4.5, ở điều kiện thích hợp, Nhôm (Al3+) và Mangan (Mn2+) trở nên dễ hòa tan và gây độc cho cây trồng ở một số loại đất.
- Tại pH dưới 4.5, cây không thể hấp thụ nước dẫn đến cây trồng không thể phát triển, quang hợp yếu và khó hấp thu chất dinh dưỡng. Đồng thời hoạt động của các vi sinh vật có lợi trong đất bị chậm lại, tạo điều kiện cho vi khuẩn - nấm bệnh hại phát triển.
- Và khi đất có pH là 4, cây trồng hẳn nhiên là bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đất mất đi độ phì nhiêu và cây trồng không phát triển.
Việc khắc phục độ chua của đất là điều chắc chắn có thể thực hiện được nhưng đó là một quá trình cần có thời gian. Việc duy trì mức độ pH mong muốn đòi hỏi bạn phải nỗ lực thường xuyên. Trước khi điều chỉnh pH, hãy thực hiện kiểm tra đất để biết mức độ pH thực tế tại vườn. Sau đó, thực hiện các biện pháp để cải thiện độ chua.
Mong rằng khi đã hiểu đất tại sao bị chua, bạn sẽ có những phương pháp xử lý phù hợp và hiệu quả.
Link sản phẩm: https://phanbondientrang.vn/san-pham/pl210-dung-dich-nang-ph-500ml-610.html
Link tài liệu tham khảo:
https://www.4seasonsarborscapes.com/soil-ph
https://www.agric.wa.gov.au/soil-acidity/causes-soil-acidity
https://link.springer.com/article/10.1007/bf02181830
https://onlinelibrary.wiley.com/doi/full/10.1155/2019/5794869