Tiếng Việt English
Hotline: (028) 6281 3021
CÔNG TY TNHH ĐIỀN TRANG
HOME
Hotline: (028) 6281 3021

Hiệu quả từ mô hình sản xuất rau an toàn

Trong những năm qua, thưc hiện theo chủ trương chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp nhằm đưa giống cây trồng có giá trị kinh tế cao góp phần nâng năng xuất, Hội Nông dân và Hội Làm vườn huyện Vĩnh Thạnh đã phối hợp với các ngành chức năng triển khai thực hiện nhiều mô hình trình diễn trên địa bàn huyện đạt kết quả tốt, được bà con nông dân đánh giá cao, trong đó mô hình sản xuất rau an toàn bước đầu mang lại hiệu quả.
 
Mô hình sản xuất rau an toàn đã áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác cải tiến và ứng dụng một số giống mới có giá trị kinh tế như: Ớt, dưa leo, khổ qua …ở xã Vĩnh Hòa; hành, các loại rau xanh tổng hợp ở Vĩnh Quang… Để triển khai mô hình đạt hiệu quả, Hội Nông dân – Hội Làm vườn huyện đã phối hợp với Trạm khuyến nông huyện, chính quyền địa phương các xã, thị trấn tiến hành rà soát địa bàn, chọn hộ nông dân, tổ chức tập huấn kỹ thuật. Giống được chọn là giống tốt, sạch bệnh, chủ động cây con giống bằng cách làm bầu để đảm bảo tỷ lệ sống cao; dùng nguồn nước sạch không bị nhiễm các hoá chất độc hại; không bón phân chuồng tươi, sử dụng phân vi sinh giúp cho đất được cải tạo, hạn chế sâu bệnh hại cây trồng như phân Wegh, Trimix, Komix… để giảm bớt lượng bón đạm hoá học tránh tích lũy nitrat và giảm sâu bệnh. Thuốc BVTV chỉ dùng thuốc trừ sâu sinh học, thuốc hoá học được cho phép sử dụng trên rau, đảm bảo thời gian cách ly hợp lý và theo nguyên tắc 4 đúng.
Qua thời gian trồng thử nghiệm các mô hình rau an toàn đã được các ngành chức năng đánh giá khả năng thích ứng và phát triển tốt đối với vùng khí hậu huyện miền núi Vĩnh Thạnh. Tuy các giống trình diễn đều là các giống mới, có những đặc tính khác lạ so với giống gieo trồng truyền thống tại địa phương đã có nhiều hộ nông dân mạnh dạn bỏ vốn đầu tư tham gia xây dựng mô hình như: hộ ông Nguyễn Ngọc Anh và ông Lê Văn Thìn xã Vĩnh Hòa, với diện tích trên 9 sào, tổng đầu tư trên 15.000.000 đồng, với các loại cây như dưa leo, khổ qua, đậu hà lan …bước đầu cho thu hoạch khá cao.

Ông Lê Văn Thìn, cho biết: “Được sự quan tâm của Đảng, Nhà Nước; Hội cấp trên và sự quan tâm ủng hộ, tạo điều kiện của chính quyền địa phương gia đình tôi được chọn tham gia mô hình, bước đầu mang lại thu nhập khá cho. Cứ bình quân vào vụ thu hoạch, mỗi ngày gia đình tôi thu nhập khoảng từ 700.000 – 800.000 đồng. Cuộc sống gia đình từ đó cũng khá lên. Ông còn cho biết thêm, gia đình tôi có 7 nhân khẩu nhưng lúc nào cũng ở nhà vườn hết không ai muốn về nhà vì mỗi lần nhìn là thấy thành quả lao động của mình mong đợi đang ở trước mắt, vui lắm; trước đây cũng chính trên diện tích này chúng tôi sản xuất các loại cây đậu đỗ khác chỉ cho thu nhập hàng năm bình quân khoản 5.000.000 đồng so với việc làm hiện nay thì tăng hơn gấp 2 lần đó”.
 


Những mô hình này còn là nơi để các hội viên trong chi hội giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất. Nét nổi bật là tại những buổi họp định kỳ, ngoài việc trao đổi về phương pháp canh tác thì các hội viên trong chi hội còn được Hội Nông dân huyện, xã tuyên truyền về kiến thức pháp luật, chuyển đổi khoa học kỹ thuật một số giống cây trồng vật nuôi góp phần làm thay đổi tập quán sản xuất, tập quán canh tác lạc hậu của bà con nông dân.

Ông Lê Văn Xinh, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện cho biết: "Sắp tới chúng tôi đề xuất UBND huyện, phòng Nông nghiệp mở thêm các lớp tập huấn khoa học kỹ thuật cho hội viên nông dân; qua đó giúp nông dân áp dụng các kỹ thuật vào sản xuất, tăng thu nhập; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người sử dụng. Chúng tôi cũng dự định sẽ nhân rộng thêm mô hình trồng rau an toàn ở xã Vĩnh Hảo ra một số xã lân cận”

 
 
 
.
 




Điều khoản hoạt động | Chinh sách quyền riêng tư | Chính sách xóa tài khoản trên ứng dụng | BCT