Sản Phẩm

Công nghệ sinh học

Kỹ thuật

Tin tức

Cơ chế đối kháng nấm bệnh của Trichoderma

 

     Trichoderma có khả năng đối kháng được với nấm bệnh nhờ vào nhiều "hoạt động" khác nhau, chúng có thể sử dụng:

1. Kháng sinh: chúng tạo ra chất có hoạt tính tương tự như "thuốc kháng sinh" có tác dụng kiềm hãm sự tăng trưởng của tác nhân gây bệnh

2. Cạnh tranh dinh dưỡng: Trichoderma sử dụng cùng một nguồn tài nguyên (dinh dưỡng, không gian sống) với các sinh vật gây bệnh nhưng Trichoderma "xâm chiếm" môi trường trước khi tác nhân không mong muốn đến

 

3. Ký sinh: tức giết chết các loài gây bệnh bằng cách xâm nhập vào bên trong loài nấm gây hại và/hoặc tiết ra những chất (enzyme) để phân hủy chúng


     Trichoderma có thể dùng một hoặc nhiều cách kết hợp để khống chế các loài nấm gây hại, các phương thức có thể thay đổi tùy thuộc vào đối tượng gây hại và điều kiến lý hóa của môi trường tại thời điểm đó (nhiệt độ, độ ẩm,...)

 

Hoạt động đối kháng của Trichoderma mang tính phòng ngừa nhiều hơn, vì vậy Trichoderma chỉ hoạt động hiệu quả khi nó "định cư" trước khi các loài nấm bệnh xâm nhập, nó cho phép tạo thành lớp măngsông bảo vệ vùng rễ cây tránh khỏi sự xâm nhập của nấm bệnh. Một khi đã "định cư" Trichoderma sẽ giúp cây trồng phát triển mà không bị nấm bệnh tấn công. Thông thường, các sản phẩm kiểm soát sinh học hoạt động như tác nhân ngăn ngừa bệnh chứ không có hiệu quả hạ "đo ván" như các thuốc trừ sâu hóa học. Tuy nhiên chúng có hiệu quả lâu dài và không gây ô nhiễm cho môi trường mà các thuốc trừ sâu hóa học không thể sánh kịp.

 

Bài viết liên quan

Nghiên cứu Bacillus đối kháng nấm bệnh đốm trắng (tắc kè) trên thanh long

Chi tiết
Lịch sử nghiên cứu, ứng dụng vi nấm Trichoderma

Trong thời gian gần đây, người ta thường bàn nhiều đến Trichoderma và các công dụng của nó trong lĩnh vực phân bón vi sinh. Tuy nhiên Trichoderma không phải mới được phát hiện và ứng dụng..

Chi tiết
Lợi ích của Trichoderma trong nông nghiệp

Trong tự nhiên, đất chứa nhiều vi sinh vật sống chung với nhau. Chúng cạnh tranh nhau về không gian sinh sống và chất dinh dưỡng. Một số vi sinh vật gây bệnh cho cây trồng, số khác là những..

Chi tiết
Phân lập và đối kháng nấm bệnh chết nhanh, chết chậm, thán thư, tuyến trùng trên cây hồ tiêu

Chi tiết
Nấm gây bệnh trên cây hồ tiêu

Hồ tiêu đang là cây trồng có giá trị kinh tế ở Việt Nam, giá tiêu ổn định trong nhiều năm, người trồng có thu nhập cao. Chính vì vậy, việc mở rộng diện tích và đầu tư thâm canh cho..

Chi tiết
Bệnh đốm trắng và biện pháp phòng ngừa sinh học cho vườn thanh long

Năm 2013, một bệnh mới được ghi nhận ở hầu hết các nhà vườn trồng thanh long ở Bình Thuận, Long An, Tiền Giang. Triệu chứng bệnh trên đồng ruộng là các vết đốm nhỏ, tròn, trũng lõm,..

Chi tiết